Làm sao để nhận biết được bệnh trĩ hỗn hợp?

Trĩ hỗn hợp là căn bệnh kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Tỉ lệ người mắc phải căn bệnh này thấp hơn người mắc phải trĩ nội hoặc trĩ ngoại nhưng căn bệnh này vẫn cần được nhận biết và chữa bệnh kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết được bệnh trĩ hỗn hợp?

Cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp:


Đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu là một trong những biểu hiện trĩ hỗn hợp điển hình. Khi người bệnh đi đại tiện sẽ thấy có lẫn vài giọt máu đỏ tươi, máu dính trên giấy lau, hoặc máu lẫn trong phân. Có khi máu chảy thành giọt hoặc từng tia khi đi đại tiện.



Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn

Ở những người bị bệnh, do búi trĩ sa ra bên ngoài, kích thích cơ vòng hậu môn làm cho dịch nhày thường xuyên tiết ra, khiến cho vùng da ở hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy.

Đau nhức hậu môn

Hầu như đây là triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp chung nhất. Do hậu môn có rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm nên có thể gây đau rát, biểu hiện đau mạnh hay đau nhẹ tùy vào trường hợp và mức độ của bệnh.

Đọc thêm: Nguyên do hình thành polyp ở hậu môn

Sa búi trĩ

Tình trạng này thường gặp ở trĩ ngoại, tuy nhiên những trường hợp trĩ nội lâu ngày không được hỗ trợ điều trị cũng có thể dẫn đến sa búi trĩ. Vì trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại nên người bệnh có thể dễ dàng thấy triệu chứng ngày.



Những tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp


Theo bác sĩ chuyên khoa, trĩ hỗn hợp gây ra rất nhiều khó khăn, phiền toái trong cuộc sống, thậm chí nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống

Vì sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại, nên khi mắc trĩ hỗn hợp người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu nhiều, khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn, việc đi lại, đứng hay ngồi cũng làm cho bệnh nhân rất đau. Chính vì thế đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh.

Mất máu

Khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi cầu ra máu, máu dính trên giấy lau, trên phân hoặc máu có thể chảy thành từng giọt, từng tia.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu máu, mất máu, gây choáng, đau đầu và mệt mỏi làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân.


Nghẹt, sa búi trĩ

Khi búi trĩ sa ra ngoài, sẽ chịu ảnh hưởng từ các cơ co thắt và áp lực vùng hậu môn, làm cho máu ở các tĩnh mạch vùng này không tuần hoàn trở về, từ đó gây tắc nghẽn, khiến búi trĩ càng to hơn, làm người bệnh đau rát, luôn có cảm giác vướng ở vùng hậu môn.

Gây viêm nhiễm – hoại tử

Búi trĩ sau khi bị nghẹt sẽ hình thành nên các viêm nhiễm ở từng mức độ khác nhau tùy theo tình trạng bệnh. Lúc này hậu môn sẽ bị sưng, nhiễm trùng ở nhiều nơi, dần dần phát triển lan rộng và có thể gây ra vô số bệnh như viêm hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn, viêm phụ khoa ở nữ.



Nếu bệnh trĩ chuyển biến nặng sẽ làm cho các thành mạch máu giãn mỏng, vì thế rất dễ dàng bị thủng, rách và chảy máu nhiều, từ đó khiến cho búi trĩ bị hoại tử và gây nhiễm trùng máu.

Để không gặp phải những tác hại mà bệnh có thể gây ra, người bệnh cần điều trị bệnh ngay khi phát hiện. Đồng thời, người mắc bệnh trĩ cũng cần phải xem lại thói quen sinh hoạt hằng ngày và chế độ ăn uống của bản thân có hợp lý hay chưa và điều chỉnh lại theo chế độ ăn uống mà bác sĩ đưa ra.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM
Nguồn: benhtringuyhiemnhuthenao.blogspot.com

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bị tái phát mụn sinh dục nhưng không biết nguyên nhân

Ăn chay có thể chữa bệnh trĩ không?

Bệnh trĩ xuất hiện do nguyên nhân gì