Ngứa hậu môn có phải bị bệnh trĩ không?

Ngứa hậu môn là triệu chứng thông thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải và cho dù ở mức độ nặng hay nhẹ cũng đều gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Một số người khi bị ngứa hậu môn đã tỏ ra lo lắng và thắc mắc khi không biết liệu mình có mắc phải bệnh trĩ không.



Những loại ngứa hậu môn thường gặp


Ngứa hậu môn được chia thành 2 loại là ngứa sinh lý và ngứa bệnh lý.

- Ngứa sinh lý: Là hiện tượng hậu môn bị kích ứng do quá ướt hoặc quá khô, dị ứng bởi thức ăn, nước uống, giấy vệ sinh, hóa chất và một vài yếu tố khác,…gây ảnh hưởng đến đời sống, công việc, sinh hoạt,…


Đọc thêm: Bệnh trĩ có biến chứng gì nguy hiểm hay không?

- Ngứa bệnh lý: Là hiện tượng ngứa kéo dài, kèm theo những triệu chứng như đau rát, hậu môn chảy máu và lúc nào cũng ẩm ướt,và do một số căn bệnh như:


  • Bệnh trĩ: Ngứa hậu môn là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Khi bị táo bón kéo dài sẽ làm cho các búi tĩnh mạch trĩ căng phồng lên, thò ra ngoài, khiến hậu môn luôn có cảm giác như có dị vật và luôn ẩm ướt, gây ra cảm giác ngứa và sưng phồng hậu môn.

  • Rối loạn da: Vấn đề về da thường gặp như bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn và eczema có thể tham gia và kích thích khu vực trong và xung quanh hậu môn.

  • Tiêu chảy: Ngứa hậu môn cũng có thể được gây ra bởi tiêu chảy thường xuyên hoặc không thể kìm được thoát ra một lượng nhỏ phân.



  • Rò hậu môn: Là do nhiễm trùng ống hậu môn, khiến tuyến hậu môn bị viêm và tụ mủ, sau đó lan ra xung quanh hậu môn. Bên cạnh đó, hậu môn là khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao. Ngoài ra, lượng mủ chảy ra ở tầng sinh môn, khiến cho môi trường hậu môn càng thêm ẩm ướt. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ngứa ngáy khó chịu.

  • Giun: Thường là ở trẻ em. Vào ban đên trẻ em thường bị ngứa hậu môn do ký sinh trùng giun (thường là giun kim).

Những điều cần làm khi bị ngứa hậu môn


- Tránh lau chùi, kỳ cọ hậu môn nhiều lần khi đi vệ sinh hoặc tắm rửa.

- Nếu bị ngứa do xà phòng, giấy vệ sinh, nên đổi loại giấy khác.

- Khi bị ngứa hậu môn, tuyệt đối không được gãi vì sẽ làm cơn ngứa càng tăng lên, không chấm dứt, và khiến hậu môn bị tổn thương.

- Nên giữ cho hậu môn luôn khô ráo.


- Tránh tất cả những loại thực phẩm gây kích ứng cho hậu môn như: gia vị cay, chua, chất kích thích và nước có ga,... Nên bổ xung nhiều chất xơ, nước và sữa chua vào khẩu phần ăn hằng ngày.

- Thường xuyên ngâm, rửa hậu môn bằng nước ấm, nước muối pha loãng.

- Thăm khám định kỳ khi hết thuốc và tình trạng bệnh không thuyên giảm.

- Không nên mặc quần áo chật chội, ẩm ướt. Do đó, nên mặc quần áo thoáng mát, làm bằng sợi cotton hay sợi tự nhiên.


Những điều cần làm khi bị chứng ngứa hậu môn






Ngứa hậu môn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ khiến cho bệnh lây lan sang bộ phận sinh dục. Ngứa hậu môn lâu dần sẽ gây ra nứt các nếp nhăn và dẫn đến suy giảm thần kinh, ăn không còn cảm giác, gây rối loạn giấc ngủ, từ đó mệt mỏi, chán ăn, buồn phiền và sụt cân. Vì vậy, khi bị ngứa hậu môn kéo dài, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin cho thấy ngứa hậu môn không chỉ gây nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau mà người bệnh nên phát hiện, đi khám sớm và chữa trị kịp thời để ngăn chặn việc hình thành những căn bệnh khác một cách tốt nhất.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bị tái phát mụn sinh dục nhưng không biết nguyên nhân

Ăn chay có thể chữa bệnh trĩ không?

Bệnh trĩ xuất hiện do nguyên nhân gì